Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ nhỏ chưa bao giờ là điều dễ dàng. Khi trẻ ốm sốt càng khiến cho các bậc phụ huynh lo lắng hơn bao giờ hết. Vậy, trẻ sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc? Đâu là cách hạ sốt cho trẻ an toàn? Bài viết sau đây sẽ giúp các bậc phụ huynh, nhất là những người lần đầu làm mẹ có thêm nhiều kiến thức hữu ích để chăm sóc trẻ bị sốt đúng cách.
Nội dung
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt
Trẻ bị sốt có rất nhiều dấu hiệu nhận biết. Khi thân nhiệt của trẻ tăng đột ngột để phản ứng lại với các tác nhân gây bệnh, phụ huynh có thể nhận biết bằng cách quan sát cơ thể hoặc sờ bằng tay vào vùng nách, bụng của trẻ.
Trẻ bị sốt, phụ huynh sẽ thấy mắt trẻ đỏ hơn bình thường, ánh mắt không linh hoạt, nhanh nhạy như bình thường, cơ thể trẻ tiết nhiều mồ hôi, co ro, ớn lạnh. Với những trẻ nhỏ hơn, đang còn bú mẹ hoặc ăn cháo, sữa thì trẻ quấy khóc nhiều, môi đỏ, chán ăn, bỏ bữa, nôn mửa,…
Sờ vào vùng bụng, nách, trán của trẻ bạn thấy nóng hơn bình thường. Khi sờ vào chân của bé lại thấy lạnh. Đây chính là dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt nhanh chóng trong trường hợp không có nhiệt kế đo thân nhiệt.
Dùng nhiệt kế để đo thân nhiệt của trẻ, nhiệt độ cao hơn 37 độ C. Sốt ở trẻ được chia thành các cấp độ sau:
- Sốt nhẹ: 37,5 đến 38,5 độ
- Sốt vừa: 38,5 đến 39 độ
- Sốt cao: 39 đến 40 độ
- Sốt rất cao: Trên 40 độ
Trẻ sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc?
Theo cấp độ sốt ở trẻ, phụ huynh có thể xác định được các trường hợp trẻ sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc như sau:
Với các trường hợp trẻ sốt nhẹ
Các trường hợp trẻ sốt nhẹ, tức là dưới 38,5 độ thì chưa cần thiết phải dùng đến thuốc hạ sốt. Cha mẹ có thể hạ nhiệt cho con bằng các phương pháp vật lý như: Chườm ấm, lau vùng nách, trán, cổ, nách và bẹn của trẻ.
Mỗi lần thực hiện cách nhau 15 phút hoặc khi nào trẻ có biểu hiện mệt mỏi hơn, quấy khóc, khó chịu thì cha mẹ lại thực hiện biện pháp hạ sốt này.
Bên cạnh đó, phụ huynh cần cho con mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, nới lỏng quần áo con để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Với trẻ còn bú mẹ thì mẹ cần tích cực cho bú. Với trẻ lớn hơn thì mẹ nên tăng cường cho con uống nước oresol để tránh mất nước và hạ sốt cho con.
Trường hợp trẻ sốt trên 38,5 độ
Khi trẻ đã sốt đến 38,5 độ thì phụ huynh cần cho con uống thuốc hạ sốt ngay. Đồng thời kết hợp với các phương pháp hạ sốt vật lý như khi trẻ sốt nhẹ. Sau đó, phụ huynh cần đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, xác định nguyên nhân gây sốt cao ở trẻ để có phương án xử lý kịp thời.
Trường hợp trẻ sốt cao trên 39 độ
Trẻ nhỏ khi bị sốt cao nếu không được hạ sốt kịp thời rất dễ dẫn đến co giật. Ảnh hưởng rất lớn đến não bộ và sự phát triển của trẻ về sau này. Do đó, khi trẻ có dấu hiệu sốt cao, phụ huynh cần cho con uống thuốc hạ sốt. Mỗi lần cách nhau 4 giờ đồng hồ, kết hợp phương pháp chườm ấm, nới lỏng quần áo cho trẻ.
Phụ huynh cần theo dõi sát sao phản ứng của con. Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị sẵn một chiếc khăn mềm để cho vào miệng của con đề phòng trẻ co giật cắn vào lưỡi, rất nguy hiểm.
Sau khi đã xử lý bước đầu, phụ huynh hãy nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhà nhất để bác sĩ thăm khám và có phương pháp xử lý hiệu quả nhất.
Trẻ sốt bao nhiêu độ thì dán miếng hạ sốt?
Miếng dán hạ sốt được xem như phương pháp hạ sốt ở trẻ khá đơn giản, tiện dụng. Vì chỉ cần bóc miếng dán, dán lên trán trẻ đã có thể giúp trẻ có cảm giác dễ chịu hơn. Vậy, trẻ sốt bao nhiêu độ thì dán miếng hạ sốt để đạt được hiệu quả như vậy?
Trong trường hợp trẻ sốt từ 38 đến 38,5 độ thì phụ huynh có thể dùng miếng dán hạ sốt để hạ thân nhiệt cho trẻ. Đây được xem là liệu pháp tức thời khi phụ huynh chưa chuẩn bị được thuốc hoặc khăn và những vật dụng cần thiết để hạ sốt cho trẻ.
Miếng dán hạ sốt là những miếng dán lạnh. Thành phần chủ yếu của nó là các hạt polymer, không bị tan trong nước và có thể hút nước từ cơ thể trẻ khi trẻ sốt cao dẫn đến đổ mồ hôi.
Tuy nhiên, trên thực tế, các miếng dán hạ sốt không mang lại tác dụng cao như vậy. Vì vậy, cha mẹ không nên lạm dụng phương pháp hạ sốt này, nhất là khi trẻ sốt cao. Cách tốt nhất vẫn là cho trẻ uống thuốc hạ sốt, chườm ấm và đưa tới cơ sở y tế để đảm bảo an toàn nhất cho trẻ.
Trẻ uống nhiều thuốc hạ sốt có sao không?
Thành phần chủ yếu của thuốc hạ sốt là paracetamol. Paracetamol có tác dụng hạ sốt, giảm các triệu chứng khó chịu do cảm cúm và giảm đau thường được chỉ định trong các trường hợp sốt và cảm lạnh.
Tuy nhiên, khi lạm dụng paracetamol hoặc sử dụng quá liều lượng khuyến cáo có thể khiến cho trẻ bị ngộ độc, sốc phản vệ. Khi bị ngộ độc, độc tố sẽ chuyển hóa ở gan và phá hủy chức năng gan. Trong những diễn biến nghiêm trọng có thể khiến trẻ bị suy gan, vàng da, vàng mắt, xuất huyết dưới da, rối loạn đông máu,…rất nguy hiểm đến tính mạng.
Chính vì vậy, các bậc phụ huynh tuyệt đối không nên tự điều trị cho trẻ khi trẻ có biểu hiện sốt cao. Tốt nhất hãy cho trẻ 1 liều hạ sốt, mặc quần áo rộng rãi cho con rồi tiến hành thăm khám bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho con.
Cách hạ sốt cho trẻ an toàn
Trong dân gian lưu truyền rất nhiều cách hạ sốt cho trẻ an toàn mà không phải sử dụng đến thuốc mà phụ huynh có thể yên tâm áp dụng cho con. Dưới đây là 7 cách hạ sốt cho trẻ đơn giản phụ huynh nên biết:
- Cho trẻ uống nhiều nước để bù nước, thanh lọc cơ thể, thải độc và hạ nhiệt cơ thể.
- Mặc quần áo rộng rãi có độ thấm hút tốt cho trẻ: Quần áo thoáng mát, có khả năng hút ẩm tốt sẽ giúp nhiệt độ cơ thể được hạ xuống đáng kể.
- Lau người cho trẻ bằng nước ấm: Nước ấm có tác dụng làm giãn nở mạch máu, tăng cường tuần hoàn và bốc hơi nhiệt độ. Từ đó sẽ giúp trẻ hạ sốt hiệu quả.
- Bôi giấm táo lên trán trẻ: Giấm táo có nồng độ axit rất cao, khi bôi lên trán, nó có tác dụng giải phóng nhiệt qua niêm mạc da, giúp cơ thể hạ nhiệt nhanh chóng.
- Tích cực bổ sung vitamin C cho trẻ: Các loại quả giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi,..có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho trẻ rất tốt. Tăng cường cho trẻ ăn các loại quả này sẽ giúp bù nước, thanh lọc cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch để đẩy lùi sự tấn công của tác nhân gây bệnh.
- Bổ sung thêm canxi: Canxi giúp cơ thể hấp thụ được thức ăn một cách hiệu quả hơn. Vì vậy, khi bổ sung canxi vào thực đơn dinh dưỡng sẽ giúp trẻ có một thể trạng khỏe mạnh, sớm hồi phục bệnh.
- Bôi tinh dầu: Các loại tinh dầu có tác dụng hạ sốt tốt mẹ có thể bôi cho con là tinh dầu quế, tinh dầu bạc hà, tinh dầu gừng,….Trong các loại tinh dầu này có chứa chất rubefacients giúp giữ ấm hệ tuần hoàn, kích thích cơ thể tăng tiết mồ hôi. Do đó, nhiệt độ sẽ được giảm xuống nhanh chóng.
Nội dung bài viết trên đây đã chia sẻ đến các bậc phụ huynh một số thông tin về cách xử lý an toàn, hiệu quả nhất khi trẻ bị sốt. Hy vọng đã giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích để chăm sóc sức khỏe của con em mình một cách tốt nhất.