Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ 1 – 3 tuổi giúp bé phát triển khỏe mạnh

Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ 1 – 3 tuổi giúp trẻ phát triển tốt ở giai đoạn đầu đời, tăng cường hệ miễn dịch giúp phòng ngừa được nhiều bệnh tật, đồng thời ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của trẻ sau này. Vậy bé 1 – 3 tuổi ăn bao nhiêu là đủ, thực đơn dinh dưỡng cho trẻ 1 – 3 tuổi gồm những gì?

Trẻ 1 – 3 tuổi ăn bao nhiêu mỗi ngày là đủ?

Trẻ từ 1 tuổi trở đi thường được cho ăn dặm, chứ không phụ thuộc hoàn toàn vào sữa mẹ nữa. Vì thế nhu cầu năng lượng của trẻ cũng tăng cao hơn. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, lượng calo hàng ngày mà trẻ 1- 3 tuổi cần cung cấp cho cơ thể là khoảng 1000 – 4000 calo.

Nhu cầu năng lượng của mỗi bé là khác nhau, điều này phụ thuộc vào khả năng vận động và thể trạng của bé. Để ước lượng được bé ăn được bao nhiêu thì mẹ cần phải quan sát bé, sau đó sẽ điều chỉnh sao cho phù hợp nhất. Hoặc có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng.

Trẻ 1 - 3 tuổi ăn bao nhiêu mỗi ngày

Thực đơn dinh dưỡng cho bé từ 1-3 tuổi tập trung loại thực phẩm nào?

Các mẹ nên đa dạng thực đơn khẩu phần ăn uống của trẻ mỗi ngày. Đối với trẻ nhỏ 1 – 3 tuổi, các mẹ cần tập trung vào các loại thực phẩm sau để dần hình thành thói quen ăn uống lành mạnh:

Sữa, các loại thực phẩn được chế biến từ sữa

Thực đơn ăn uống của trẻ 1 – 3 tuổi không thể thiếu sữa, sản phẩm từ sữa, và những loại thực phẩm giàu canxi. Nhóm thực phẩm này giúp bé phát triển khỏe mạnh, xương chắc khỏe và thúc đẩy sự tăng trưởng chiều cao.

Loại sữa nên dùng cho trẻ là sữa nguyên kem, khi bé được 2 tuổi thì thay bằng sữa tách béo. Chỉ dung 3 cữ/ngày nếu không trẻ sẽ cảm thấy no và biếng ăn.

Hoa quả và rau củ tươi

Hầu hết trẻ nhỏ thường ghét ăn rau xanh. Tuy nhiên, rau củ và hoa quả lại đóng vai trò quan trọng trong khẩu phần ăn của trẻ. Do đó, ngay từ khi trẻ 1 – 3 tuổi, các mẹ nên bổ sung rau củ quả cho bé để hình thành thói quen ăn rau xanh và hoa quả.

Ngũ cốc

Đây là loại thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng cho bé. Nhưng khi lựa chọn ngũ cốc cần phải chú ý chọn loại phù hợp cung cấp đủ năng lượng, tránh ăn quá nhiều. Gạo nên chọn loại gạo mới, ngũ cốc nên chọn nguyên cám và đa dạng hạt.

Thực phẩm có hàm lượng sắt, đạm cao

Sắt, đạm đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển của trẻ 1 – 3 tuổi. Do đó, thực đơn của trẻ trong độ tuổi này cần có các loại thực phẩm giàu đạm và sắt. Đạm có nhiều ở thịt, sữa, trứng, đậu… Sắt có nhiều trong các loại rau xanh đậm, thịt bò…

Thực đơn dinh dưỡng cho bé từ 1-3 tuổi tập trung loại thực phẩm nào

Bé 1 – 3 tuổi nên tránh ăn loại thực phẩm nào?

Các mẹ cần hết sức chú ý, trẻ 1 – 3 tuổi cần tránh cho ăn các loại thực phẩm sau để hình thành được thói quen ăn uống lành mạnh sau này:

  • Giảm hàm lượng muối
  • Hạn chế cho bé ăn đồ ngọt, béo như bánh kẹo, kem
  • Những thực phẩm, đồ ăn gây dị ứng cho trẻ như mật ong, lạc… cần tránh xa
  • Đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ cần hạn chế cho trẻ ăn

Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ 1 – 3 tuổi

Các nhà khoa học đã kết luận, 1-3 tuổi là thời kỳ vàng trong quá trình phát triển của con người vì giai đoạn này, tế bào thần kinh của não bộ phát triển với tốc độ cực nhanh: Lúc 1 tuổi, não bộ của trẻ chỉ bằng 70% người trưởng thành; đến lúc 3 tuổi đã đạt đến 85%. Bên cạnh đó, trong hai năm đầu đời, trẻ có tốc độ tăng trưởng về thể chất với tốc độ rất lớn.

1 – 3 tuổi chính là thời điểm để chuyển từ các thức ăn dành riêng cho bé sang các thức ăn chung của cả gia đình. Sau 1 tuổi, lượng sữa bú mẹ đã giảm. Điều quan trọng lúc này là bé cần có một chế độ ăn đa dạng, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu cơ thể.

Giai đoạn 1-2 tuổi

Bữa sáng:

  • Chọn cho bé một món cháo giàu dinh dưỡng như: Cháo trứng, cháo thịt heo…
  • Thỉnh thoảng bạn nên đổi món cho bé như: bánh mỳ, bún, miến, phở… để bé thêm ngon miệng và thèm ăn.
  • Ngoài ra bạn nên cho bé ăn thêm một loại trái cây nào đó mà bé ưa thích.

Bữa trưa:

  • Chọn cho bé một món cháo được chế biến với đầy đủ các nhóm dinh dưỡng chính. Hoặc cho bé bắt đầu làm quen với cơm mềm.
  • Khoảng 14 giờ: Bạn chọn một trong những món sau cho bé là bánh quy, sữa (hoặc sữa chua); bánh mỳ, nước hoa quả tươi (hoặc hoa quả); một cốc sữa và bánh bông lan…

Bữa tối:

Bạn chọn một món cháo (hoặc cơm nát) làm thực đơn chính cho bé.

Lưu ý: Bạn có thể cho bé uống sữa hoặc ăn sữa chua thêm sau bữa tối khoảng 1-2 giờ đồng hồ. Nếu bé bú mẹ, bạn có thể duy trì các cữ bú cho bé vào buổi sáng (trước bữa sáng của bé khoảng 1 giờ đồng hồ); buổi trưa (trước bữa trưa của bé khoảng 1 giờ đồng hồ); buổi tối (sau bữa tối của bé khoảng 1-2 giờ đồng hồ và trước giờ bé đi ngủ khoảng 1 giờ đồng hồ). Bé bú mẹ vẫn cần tăng cường sữa ngoài.

Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ 1 - 3 tuổi

Giai đoạn 2-3 tuổi

Bữa sáng:

  • Bạn có thể chọn một trong những món cho bé như bánh mỳ, sữa (hoặc sữa đậu nành) khoảng 200ml;
  • Phở bò (1 bát ăn cơm), một miếng đu đủ nhỏ (khoảng 200g);
  • Cháo gà (1 bát ăn cơm), 1 quả quýt ngọt;
  • Cháo thịt lợn (thịt heo) 1 bát ăn cơm; 1 quả chuối….

Bữa trưa: Lượng chất dinh dưỡng cần thiết của bữa trưa chiếm khoảng 35% số lượng thức ăn cả ngày của trẻ. Các dưỡng chất cho bữa chiều chiếm 10% lượng thức ăn cả ngày của bé.

  • Là bữa ăn có chất dinh dưỡng nhiều nhất, nên cho trẻ ăn cơm nát, bánh bao, thịt băm, rau cải, gan động vật, đậu phụ, canh rau…
  • Các bà mẹ có thể cho trẻ uống những loại như sữa bò, sữa đậu nành, hoa quả…

Bữa tối:

Nên cho trẻ ăn hơi nhạt, ví dụ như cơm nát, mì sợi, bánh nhân rau, rau cải, súp…,

chất dinh dưỡng trong bữa tối chiếm khoảng 30% tổng số lượng thức ăn cả ngày. Đồng thời cũng cần phải chú ý không nên cho trẻ nhỏ ăn quá no vào buổi tối, vì nó ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ và làm cho trẻ ngủ không ngon.

Ở giai đoạn từ 2-3 tuổi, trẻ đã biết ăn theo bữa như người lớn và có thể tự đưa ra yêu cầu về các món ăn. Có điều, bạn nên chuẩn bị thức ăn thêm cho bé, ví dụ như thịt vẫn cần ninh nhừ hoặc băm nhỏ, cá cần gỡ sạch xương, rau cần thái nhỏ và nấu mềm hơn. Nên duy trì cho trẻ uống ít nhất 1 bữa sữa trong ngày và 1 bữa ăn phụ vào sau giấc ngủ trưa. Nếu trẻ đi học ở trường, cha mẹ cần lưu ý bữa ăn sáng cho trẻ, nhất là trong thời gian trẻ mới đi học, chưa quen với chế độ ăn uống và sinh hoạt ở trường…

Trên đây là thực đơn dinh dưỡng cho trẻ 1 – 3 tuổi các mẹ có thể tham khảo để đảm bảo cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Các mẹ cần chú ý đa dạng các món ăn để trẻ không chán mà luôn hứng thú với việc ăn uống. Nhờ vậy mà hình thành thói quen ăn uống lành mạnh sau này và trẻ luôn phát triển khỏe mạnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *