Cây cỏ mực trị rong kinh vừa hiệu quả lại an toàn

Cây cỏ mực có vị chua ngọt, tính mát, có tác dụng bổ thận, mạnh xương, đen tóc, mát gan ngoài ra còn có thể dùng cây cỏ mực trị rong kinh. Thế thì cách dùng bài thuốc chữa rong kinh từ cây cỏ mực như thếnào chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây.

Đặc điểm của cây cỏ mực

Cây cỏ mực còn có các tên khác như rau mực hay nhọ nồi (tên chữ hán hạn liên thảo là loài cây đài quả như sen) với tên khoa học là Eclipta alba Hassk, thuộc họ nhà cúc Asteraceae. Sở dĩ gọi nó là cỏ mực vì khi vò nát thấy có nước chảy ra đen như mực.

Cây cỏ mực
Cây cỏ mực

Mô tả

Cỏ mực thuộc loại cây hàng năm mọc bò hoặc thẳng đứng, có lông thưa, cứng với chiều cao trung bình từ 0.2 – 0.4m, có thể đến 0.8m. Có thân màu nâu, lục nhạt hoặc hơi đỏ tía. Lá mọc đối, các phiến lá hẹp và dài tầm 2.5cm x 1.2cm. Mép lá nguyên hoặc có răng cưa cạn, có lông cả ở hai mặt lá. Hoa có màu trắng hợp thành đầu, mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá, có hoa lưỡng tính ở giữa và hoa cái bên ngoài. Quả bế cụt đầu hoặc dẹt, có 3 cạnh màu đen dài tầm 3mm, rộng 1.5cm.

Một cây cỏ mực có thể cao đến 80cm, thân có lông cứng. Lá mọc đối có lông 2 mặt, dài 2 – 8cm, rộng 5 – 15mm. Cụm hoa hình đầu màu trắng ở kẽ lá hoặc đầu cành, lá bắc thon dài 5 – 6mm, cũng có lông. Quả bế 3 cạnh hoặc dẹt, có cánh, dài 3mm, rộng 1.5mm, đầu cụt, mọc hoang khắp nơi ở nước ta.

Tính vị của cỏ mực

Cỏ mực có tính lạnh, không độc, vị ngọt chua, có công dụng mát huyết (lương huyết), dưỡng thận âm, thanh can nhiệt, cầm máu, làm đen râu tóc.

Thành phần hóa học có trong cây cỏ mực

Có ít tinh dầu, chất đắng, tannin, caroten và chất ancaloit tên là ecliptin. Trong một số tài liệu ghi rằng cỏ mực chứa chất wedelolacton là chất curmarin lacton có thể tách được chất flavonozit và demetylwedelacton.

Phân bố

Cỏ mực xuất hiện ở một số nước như Việt Nam, Ấn độ, Trung Quốc, Pakistan và một số nước vùng Nam Á.

Công dụng của cây cỏ mực

Công dụng của cây cỏ mực
Công dụng của cây cỏ mực

Ở Ấn Độ: Cỏ mực được sử dụng làm thuốc nhuộm tóc, trị nấm lác đồng tiền, sói đầu, trị gan, sung gan, vàng da, lá lách phù trướng và làm thuốc bổ tổng quát. Cây cũng được sử dụng trị ho, ăn khó tiêu, chảy máu miệng, choáng váng, giúp lành vết thương, chữa đau răng… Rễ để gây nôn mửa và xổ. Bị bò cạp cắn dùng lá giã nát đắp vào.

Ở Pakistan: Cây tươi sử dụng làm thuốc bổ chung, làm giảm sưng lá lách và, trị suyễn, bệnh ngoài da, bệnh gan, hạch sưng,… Lá để trị nhức đầu, ho, hói tóc, lá lách và gan sưng phù, vàng da.

Ở Trung Hoa: Lá dùng để kích thích mọc tóc. Toàn cây điều chế chất chát cầm máu, trị ho ra máu, đau mắt, tiểu ra máu, sưng gan, sưng ruột, đau lưng, vàng da… Lá tươi dùng để bảo vệ tay và chân nông gia phòng ngừa nhiễm độc và sưng khi làm đồng áng.

Ở Việt Nam ta: Cỏ mực được dùng để chữa xuất huyết nội tạng như xuất huyết ruột, ho ra máu, chảy máu lợi, nướu, răng; trị sưng gan, bàng quang, đường tiểu, mụn nhọt đầu đinh, bang bó ngoài giúp liền xương.

Cách dùng cây cỏ mực trị rong kinh

Rong kinh là tình trạng hành kinh không đúng với chu kỳ bình thường từ 3-5 ngày mà thường là trên 7 ngày. Lượng máu vượt quá 80ml/chu kỳ kinh nguyệt và rất nhiều kể cả vào ban đêm. Bên cạnh đó, các bạn gái bị rong kinh còn phải đối mặt với tình trạng mệt mỏi, khó thở, đau bụng dưới, máu vón cục…

Cách bạn nữ có thể dùng cỏ mực chữa rong kinh cụ thể là:

  • Hái một nắm nhỏ cây nhọ nồi, rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng cho sạch.
  • Sau đó vớt ra, để ráo, giã nhỏ, vắt lấy một chén nhỏ, uống trong ngày.
  • Mỗi ngày uống hai chén, ngày uống 2 lần vào buổi sáng và buổi trưa, sẽ thấy hiệu quả ngay tức khắc.

Ngoài ra, nhờ đặc tính cầm máu mà nếu chị em bị rong huyết (tức là kinh nguyệt kéo dài trên 15 ngày) cũng có thể sử dụng cỏ nhọ nồi để khắc phục. Dùng 16g cỏ nhọ nồi cùng với ích mẫu 20g, đào nhân 10g, uất kim 8g, nga truật 8g, tóc rối đốt thành than 6g, bách thảo sương 14g: Tất cả các vị thuốc đem sắc kĩ, uống mỗi ngày một thang sẽ thấy công hiệu.

Cây cỏ mực chữa rong kinh
Cây cỏ mực chữa rong kinh

Bài thuốc hay từ cây cỏ mực

Ngoài cách dùng cây cỏ mực chữa rong kinh thì còn có những bài thuốc khác từ cây cỏ mực các bạn có thể tham khảo:

  • Thổ huyết và chảy máu cam: Dùng cỏ mực cả cành và lá tươi giã lấy nước để uống.
  • Tiêu ra máu: Cỏ mực nướng trên miếng ngói sạch cho khô, tán bột. Mỗi lần dùng 2 chỉ (8g) với nước cơm (Gia tàng kinh nghiệm phương).
  • Tiểu ra máu: Cỏ mực, mã đề 2 vị bằng nhau, giã lấy nước ngày uống 3 chén lúc đói (Y học chân truyền). Hoặc nấu cháo cỏ mực (100 g) với 3 lát gừng.
  • Trĩ ra máu: Một nắm cỏ mực để nguyên rễ, giã nhuyễn, cho vào 1 chén rượu nóng, thành dịch đặc vừa uống trong, vừa đắp bã ngoài (Bảo thọ đường phương).
  • Chảy máu dạ dày-hành tá tràng: Cỏ mực 50 g, bạch cập 25 g, đại táo 4 quả, cam thảo 15g sắc uống, ngày 1 thang chia làm 2 lần.
  • Vết đứt chém nhỏ chảy máu: Một nắm cỏ mực sạch nhai hoặc giã nhuyễn đắp lên vết thương.
  • Chữa râu tóc bạc sớm: Cỏ mực với lượng tùy dùng, rửa sạch, nấu cô đặc thành cao rồi cho nước gừng, mật ong với lượng vừa phải, cô lại lần nữa. Cho vào lọ, khi dùng lấy 1-2 thìa canh hòa nước đun sôi còn ấm hoặc cho ít rượu gạo để uống. Ngày 2 lần, cao này có tác dụng bổ thận, ích tinh huyết. Hoặc: Cỏ mực 1-2 kg, cho vào nước ép lấy dịch đặc trộn với bột nữ trinh tử đã được chế sẵn như sau: nữ trinh tử 300-1.000 g ngâm rượu 1 ngày, bóc vỏ, rang khô tán bột. Viên hoàn bằng mật ong. Mỗi lần uống 10 g. Ngày uống 3 lần với rượu gạo hâm nóng. Hoàn này bổ can thận, xanh đen râu tóc, khỏi đau lưng gối (Nữ trinh tử không phải trinh nữ tử).
  • Chữa di mộng tinh (do tâm thận nóng): Cỏ mực sấy khô, tán bột. Uống ngày 8 g với nước cơm, hoặc sắc cỏ mực để uống ngày 30 .
  • Rong kinh: Nếu nhẹ, lấy cỏ mực tươi giã vắt lấy nước cốt uống hoặc cỏ mực khô sắc nước uống. Nếu huyết ra nhiều, cần phối hợp thêm trắc bá diệp hoặc cây huyết dụ…
  • Trẻ tưa lưỡi: Cỏ mực tươi 4 g, lá hẹ tươi 2 g giã nhuyễn, lấy nước cốt hòa mật ong chấm lên lưỡi cách 2 giờ 1 lần.
  • Chảy máu dạ dày – hành tá tràng: cỏ mực 50g, bạch cập 25g, đại táo 4 quả, cam thảo 15g sắc uống, ngày 1 thang chia làm 2 lần.
  • Vết đứt chém nhỏ chảy máu: một nắm cỏ mực sạch nhai hoặc giã nhuyễn đắp lên vết thương.
  • Chữa bệnh sỏi thận: Cỏ mực 25gr, xa tiền thảo 15gr sắc lấy nước. Cho ra chén thêm 1 ít đường trắng cho dễ uống. Dùng thay trà trong 30 ngày.

Mong rằng với những chia sẻ trên đây về cách dùng cây cỏ mực trị rong kinh sẽ cho các bạn thêm những thông tin hữu ích.

Xem thêm: Cây lạc tiên chữa bệnh gì? Những công dụng của cây lạc tiên 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *