Lá cây rau tần trị bệnh gì? Uống rau tần nhiều có tốt không

Cây rau tần được biết đến như một loại rau thơm được chúng ta dùng nhiều trong bữa ăn hàng ngày. Thế nhưng không phải ai cũng biết đến công dụng của cây rau tần như một loại thuốc quý. Qua những thông tin chia sẻ dưới đây chúng tôi sẽ giúp các bạn biết thêm về tác dụng của loại rau này cho sức khỏe.

Tìm hiểu về cây rau tần

Cây rau tần còn có tên khoa học là Plectranthus amboinicus thuộc họ Lamiaceae (Hoa môi), với tên gọi thông thường là húng chanh, cây tần dày lá.

Cây tần dày lá là dạng cây thảo, sinh trường và phát triển trong nhiều năm, đoạn gốc của cây là thân gỗ, các phần là mọc đối và có hình xoan rộng, mọc bông của ngọn thân và đầu cành. Cây cũng có ra quả, với hình dàng tròn, màu nâu, chứa hạt và mùi chanh thoang thoảng.

Lá cây rau tần có mùi thơm nhờ có những tuyến tinh dầu trong lá và cay, lá cây có hình trứng dài khoảng 4-9cm. Cây rau tần có hoa, hoa thường nhỏ và phát hoa dài ở ngọn, gắn theo luân sinh hoa. Đế quả của màu nâu.

Lá húng chanh có thể thu hoạch quanh năm, hoa và quả xuất hiện vào tháng 4-5 hằng năm. Có thể tận dụng các phần của cây cho nhiều mục đích khác nhau.

Theo các nhà khoa học cho biết, trong cây tần có chứa các thành phần phenolic, salicylat, thymol, carvacrol, eugenil… và colein có tác dụng tạo kháng sinh rất mạnh đối với sự xâm nhập của vi khuẩn, virus có hại ở các bộ phận trong cơ thể như họng, mũi, miệng và đường ruột. Nhờ đó, giúp tạo ra kháng thể đối với các loại vi khuẩn gây ho, tụ cầu, liên cầu, phế cầu…

Công dụng của cây rau tần
Công dụng của cây rau tần

Công dụng của cây rau tần

Rau tần có vị chua the, mùi thơm hăng, tính ấm vào phế, giỏi giải cảm, khu phong tà, trục hàn, sát khuẩn, tiêu đàm, khử độc. Ở nước ta rau tần dùng để chữa các bệnh : cảm cúm, ho suyễn, lạnh phổi, viêm họng, trùng độc cắn, hôi miệng.

Công dụng khác nữa của cây rau tần là rau có mùi thơm, dễ ăn sống, có thể ăn sống, ăn với gỏi cá hanh…

Ở Philippines người ta dùng lá húng chanh tươi, giả nát đắp bên ngoài vết phỏng. Những lá chết thâm tím dùng trường hợp bò cạp hay rết chích. Ngoài ra còn dùng đắp trên màng tang và trán chữa trị nhức đầu, sử dụng dùng băng lưới (bandage) để giử khỏi rơi.

Những người Trung Hoa sử dụng nước ép lá húng quế với đường, chữa trị : ho cho trẻ em, suyễn và viêm phế quản, động kinh, các rối loại co giật . Lá được nhai ngậm trong miệng chữa trị : vết nứt ở góc của miệng, tưa miệng hay đẹn đau đầu, chống sốt như xoa bóp.

Ở Ấn Độ, lá húng chanh dùng chữa bệnh về đường tiết niệu và rỉ nước âm đạo. Nước ép lá trộn với đường là một loại thuốc gây trung tiện mạnh, cũng dùng trị ho và chứng khó tiêu.

Ở Malayxia, người ta dùng lá nấu cho phụ nữ sau khi sinh đẻ nóng, lá tươi giã ra lấy nước cốt cho trẻ em bị sổ mũi uống. Dùng ngoài lấy lá giã ra đắp trị nẻ môi, đau bụng, đau đầu và dùng xoa lên người khi bị sốt.

Công dụng của cây rau tần
Công dụng của cây rau tần

Uống rau tần nhiều có tốt không?

Rau tần chữa ho do lạnh phổi

Nếu người bệnh bị chứng ho do lạnh phổi, bạn chỉ cần dùng khoảng 15- 30 gr lá rau tần tươi, rửa sạch, sắc với nửa siêu nước. Sắc với lửa nhỏ vừa tới khi còn 1 bát thì chia làm 2, 3 lần uống trong ngày, uống nóng. Chỉ vài ngày là bệnh khỏi.

Rau tần chữa chứng ho suyễn

Môi trường sống ngày càng ô nhiễm làm cho chứng ho suyễn ngày càng tăng đáng kể. Ho do suyễn là tình trạng ho dai dẳng, mãn tính, khiến cho người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi.

Bị chứng này các bạn dùng khoảng 12 gr lá rau tần tươi, 10 gr lá tía tô tươi, 1 vài nhánh gừng tươi, tất cả rửa sạch. Đem tất cả vào siêu đất hay bỏ trong nồi, đổ khoảng nửa siêu nước nấu cho tới khi còn 1 chén ăn cơm nước thì chia làm 3 lần uống trong ngày. Lưu ý khi dùng phương thuốc này chớ ăn đồ chiên, xào.

Chữa chứng viêm họng bằng rau tần

Với người bị viêm họng thì có thể dùng 3 lá rau tần tươi, rứa sạch, chấm với chút muối nhai nhần nhần trong miệng, nuốt với nước từ từ ( nuốt cả bã ). Ngày làm khoảng 5-6 lần ăn như vậy bệnh rất nhanh khỏi.

Rau tần chữa chứng cảm cúm

Bị chứng cảm cúm bạn dùng 1 nắm lá rau tần, phơi khô 2-3 nắng. Mỗi ngày dùng 10- 15 gr lá rau tần khô sắc với 3 bát nước, sắc tới khi còn 1 bát ăn cơm thì chia làm 3 lần uống. Ta cũng có thể thêm vài lát gừng tươi khi sắc để thêm ấm bụng. Để bệnh mau khỏi, trước khi uống thuốc lần đầu ( trong 3 lần uống ) ta dùng 1 nắm lá rau tần tươi, 1 nắm bạc hà, nấu nửa nồi nước và trùm chăn bông xông hơi cho ra mồ hôi.

Rau tần chữa bệnh viêm loét niêm mạc và lưỡi

Dùng khoảng 12 gr rau tần tươi cùng với 20 gr rau mùi thơm ngâm với nước muối, nhai nuốt nước từ từ. Cách chữa này rất kiến hiệu, chỉ vài lần là đỡ đau và vài ngày thì khỏi.

Rau tần chữa chứng hôi miệng

Cách chữa bệnh hôi miệng bằng rau tần rất đơn giản như sau. Các bạn hái 1 bó rau tần lớn và đem phơi khô khoảng 2-3 nắng. Sau khi khô, dùng 1 nắm rau tần khô sắc đặc. Ta thường xuyên lấy nước này ngậm và súc miệng liên tục trong ngày. Chỉ vài lần ngậm và súc miệng như thế miệng sẽ hết hôi. Sau khi súc miệng nhớ nhổ ra chớ nên nuốt nước đó.

Rau tần chữa trùng độc, sâu độc cắn

Bị ong đốt, rết và bọ cạp cắn, hay đụng nhầm sâu róm, bọ lẹt gây đau đơn hoặc ngứa rát.

Ta mau lấy lá rau tần tươi, rửa sạch, vẩy khô sau đó giã nát hoặc nhai nhuyễn đắp lên chỗ đau. Rất mau lành.

Rau tần trị dị ứng da

Người bị dị ứng da hãy dùng 15 gr lá rau tần khô, sắc lấy 1 bát nước chia làm 3 lần uống. Ngoài ra hái 1 nắm rau tần tươi, rứa sạch, giã nát trộn với vài hạt muối sau đó sát hoặc đăp lên chỗ mẩn sưng.

Mong rằng với những chia sẻ trên đây về công dụng của lá rau tần sẽ cho các bạn thêm những thông tin hữu ích.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *