Đọt nhãn lòng trị mất ngủ và những lưu ý khi dùng

Từ rất lâu, hễ ai khó ngủ thì đều được mách dùng đọt nhãn lòng trị mất ngủ. Nhưng theo thời gian, bài thuốc này dần bị mất đi hoặc sai lệch. Nhằm mang lại cho bạn bài thuốc đúng nhất, chúng tôi xin gửi đến bạn bài thuốc dùng đọt nhãn lòng trị mất ngủ hiệu quả nhất.

dot-nhan-long-tri-mat-ngu-va-nhung-luu-y-khi-dung

Dân gian thường lấy đọt nhãn lồng non luộc để ăn vào buổi chiều hoặc trước khi đi ngủ vài giờ. Người lớn tuổi khó ngủ, thường bị đau nhức, phụ nữ hành kinh sớm, hoặc phụ nữ sau mãn kinh dễ cáu gắt có thể sử dụng, 500 g nhãn lồng (rễ, dây lá, trái non), 300 g hoa thiên lý, đem sao vàng, tán nhuyễn dạng bột cho thêm 50 g đậu xanh (để cả vỏ), rang chín, cũng tán nhuyễn. Mỗi ngày pha 3 muỗng canh vào 100 ml nước sôi để nguội, uống mỗi khi khát. Chữa viêm da có mủ, ghẻ lở, ngứa, loét ở chân… dùng lá nhãn lồng nấu nước tắm rửa và giã cành lá tươi để đắp lên.

Rau đọt nhãn lồng ngày nay được xem như vị rau rừng sạch, người dân miền Tây thường thu hái lá nhãn lồng phơi khô bán cho các nhà sản xuất thức ăn gia súc để phối trộn trong thức ăn giúp gia súc mau lớn.

Nếu có dịp mời các bạn thưởng thức món rau đọt nhãn lồng luộc chấm kho quẹt đậm đà hương vị quê hương.

Theo Dược sĩ Nguyễn Phước Thành

Loài dây leo nhãn lồng dân dã nhưng có công dụng trị mất ngủ, chống stress thật là hay!

Cần lưu ý, không nhầm lẫn nhãn lồng với long nhãn. Nhãn lồng có thân mềm, dạng cây leo, có lông mềm dài khoảng 1,5 mm, lá hình tim, mọc so le, có 3 thùy, hoa đơn độc 5 cánh màu trắng, già chuyển màu tím nhạt. Quả hình trứng, bọc bởi lớp vỏ lưới (áo ngoài), chín rất thơm, ăn được.

Nhãn lồng thuộc họ chùm gửi; có các tên dân gian khác như lạc tiên, hồng tiên (lạc tiên đỏ), chùm bao, dây lưới, mắm nêm, dây bầu đường, tây phiên liên… Gọi là chùm bao vì quả được bọc bởi một vỏ lưới. Nhãn lồng mọc tự nhiên ở ven rừng, đồi núi. Những loài khác cũng được dùng như vị thuốc nhãn lồng là chanh leo, lạc tiên tây (tím), lạc tiên trứng (vàng). Nhãn lồng dùng trị chứng mất ngủ, ngủ hay mơ, phụ nữ hành kinh sớm. Nó còn được chiết xuất hoạt chất để làm thuốc giúp an thần, chống stress dành cho giới lao động trí óc luôn căng thẳng thần kinh

Dưới đây là hướng dẫn của lương y Quốc Trung về việc sử dụng nhãn lồng để trị bệnh mất ngủ

Hái đọt non cả lá, dây và quả đem nấu canh với tôm, thịt, cá đồng ăn để giúp dễ ngủ, giúp ngăn chặn nồng độ cholesterol tăng bất thường, ăn ngon miệng, ổn định tâm sinh lý. Dân gian thường lấy đọt nhãn lồng non luộc để ăn vào buổi chiều hoặc trước khi đi ngủ vài giờ. Hái nhãn lồng đem về phơi khô (cả rễ, dây, lá, quả), thái dài 3 cm, sao vàng tán nhuyễn thành dạng bột, pha thêm vào một chén nước cốt trà đen đậm, vo viên tròn cỡ ngón tay út. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần 5 viên, liên tục 60-90 ngày trị mất ngủ.

Người lớn tuổi khó ngủ, thường bị đau nhức, phụ nữ hành kinh sớm, hoặc phụ nữ sau mãn kinh dễ cáu gắt có thể sử dụng: lấy 500g nhãn lồng (cả rễ, dây lá, quả non), 300g hoa thiên lý, đem sao vàng, tán nhuyễn dạng bột cho thêm 50g đậu xanh (để cả vỏ), rang chín, cũng tán nhuyễn. Mỗi ngày pha 3 muỗng canh vào 100 ml nước sôi để nguội, uống mỗi khi khát. Sau 10 ngày sẽ kết quả. Bệnh hạ huyết áp dùng đơn thuốc này cũng hiệu nghiệm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *