Công dụng của trái nhàu trị bệnh gì? Các bài thuốc từ cây nhàu

Trái nhàu được dân gian sử dụng nhiều như một bài thuốc quý giúp tăng cường sức khỏe, chữa bệnh đau lưng. Để biết thêm về thông tin trái nhàu chữa bệnh gì cũng những cách dùng trái nhàu phù hợp các bạn hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây.

Đôi nét về cây nhàu

Cây nhàu
Cây nhàu

Cây Nhàu có tên gọi khoa học là Morinda citrofolia Lin, thuộc Họ Cà phê Rubiaceae. Có rất nhiều tên gọi cho loại cây này, kể đến như là cây Ngao hay Nhàu núi, Giàu…

Cây Nhàu cao chừng từ 6 – 8m, thân nhẵn, thường mọc hoang ở những nơi ẩm thấp hay dọc bờ sông suối. Cây có nhiều cành to, lá mọc đối hình bầu dục, nhọn ở đầu, dài từ 12 – 15 cm. Hoa Nhàu thường nở vào tháng 1 – 2, quả chín vào tháng 7 – 8. Quả có hình trứng, xù xì, dài chừng từ 5 – 6 cm, khi non thì có màu xanh nhạt, khi chín có màu trắng hồng, mùi khá nồng và cay. Ruột quả có một lớp cơm mềm ăn được, chính giữa có 1 nhân cứng. Nhân dài chừng từ 6 – 7 mm, chiều ngang chừng 4 – 5 mm, có 2 ngăn chứa 1 hạt nhỏ.

Từ lâu, nhân dân ta cũng như nhiều người dân khác trên thế giới như Campuchia hay Philippin, Ấn Độ… đã biết sử dụng các bộ phận như lá, trái, vỏ cây, rễ cây và quả nhàu để làm thuốc . Cây nhàu được dùng trong cả y học cổ truyền lẫn y học hiện đại. Cây Nhàu phân bố nhiều ở châu Á (Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam, Malaysia, Thái lan, Lào, Campuchia) và các quần đảo ở ven Thái Bình Dương.

Trái nhàu chữa bệnh gì?

Theo đông y, trái nhàu có vị chát, quy vào kinh thận, đại tràng, có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, hoạt huyết, điều kinh. Theo đó, trái nhàu thường được dùng để chữa bệnh táo bón, khó tiểu, điều hòa kinh nguyệt, hạ sốt, chữa ho, hen suyễn, giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể.

Ngoài ra, trái nhàu còn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe cụ thể đó là:

Giúp tiêu hóa dễ dàng

Trái nhàu (Noni) có công dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, lợi tiểu, nhuận trường, hỗ trợ điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, trái nhàu còn có tác dụng trị bệnh táo bón, làm co giãn cơ trơn.

Giảm đau nhức

Trái nhàu có tác dụng giảm đau nhức, phong tê thấp, đau nửa đầu.

Hỗ trợ điều trị ung thư

Thực phẩm bẩn – tác nhân gây ung thư – không thể tránh khỏi ngày nay. Nhưng bạn vẫn có thể bảo vệ sức khỏe của mình bằng cách sử dụng trái nhàu. Trái nhàu có tác dụng tăng cường sức đề kháng. Hạn chế sự phát triển của các khối u. Có thể dùng cho bệnh nhân đang xạ trị bệnh.

Ổn định huyết áp

Trái nhàu chữa được bệnh gì? Đó là trái nhàu chữa cao huyết áp. Trái nhàu có công dụng làm giảm huyết áp, lưu thông mạch máu, điều hòa huyết áp.

Làm đẹp

Ngày nay nhu cầu làm đẹp đang là mối quan tâm hàng đầu của phụ nữ. Công dụng của trái nhàu tươi giúp tóc óng ả, đen mượt; giúp tái tạo làn da trở nên trắng sáng. Kiên trì dùng trái nhàu mỗi ngày còn giúp bạn giảm cân, giữ cân nặng, cân bằng vóc dáng.

Loại bỏ độc tố

Trái nhàu có công dụng loại bỏ các độc tố trong cơ thể.

Phòng chống cảm cúm

Nếu cơ thể bạn yếu ớt và thường xuyên bị ốm vặt? Trái nhàu có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, giúp bồi bổ cơ thể. Hơn nữa, đây còn là vị thuốc trị cảm, giảm sốt cực nhanh chóng, là phương thuốc trị ho, hen suyễn cực kỳ hiệu quả.

Giảm cân

Uống nước cốt trái nhàu sẽ khiến bạn không thèm ăn, giúp bạn giảm cân hiệu quả.

Trị mụn cóc

Dùng trài nhàu non, giã nhuyễn và đắp lên mụn cóc và băng kín lại. Mỗi ngày thay một lần và đến ngày thứ 7 thì mụn cóc lồi lên và bạn có thể loại bỏ được mụn cóc.

Chữa đau nửa đầu

Nước ép của trái nhàu có tác dụng chữa đau nửa đầu rất hiệu quả

Phòng ngừa bệnh tim mạch

Nước ép trái nhàu tăng cường cholesterol tốt và giảm cholesterol xấu, thông thoáng các mạch máu, bền thành mạch, giảm huyết áp…

Ngoài ra trái nhàu còn có tác dụng làm lành vết thương, hỗ trợ điều trị viêm loét, mụn nhọt. Giúp điều hòa kinh nguyệt, bổ máu, chống băng huyết ở phụ nữ sau sinh.

Trái nhàu chữa bệnh gì?
Trái nhàu chữa bệnh gì?

Cách dùng trái nhàu hiệu quả

Có khá nhiều cách để dùng trái nhau như:

  • Nhàu ngâm rượu: Bạn có thể dùng trái nhàu tươi hoặc khô để dùng ngâm rượu và dùng hàng ngày để tăng cường sức khỏe, giảm đau nhức…
  • Nước cốt nhàu: Có thể dùng nhàu ép nước để dùng. Tuy nhiên, không nên dùng nước ép nhàu khi bụng đói. Nước ép nhàu sẽ giúp kích thích tiêu hóa, ăn uống ngon miệng, làm đẹp da, thải độc tố cơ thể…
  • Ăm quả nhàu tươi: dùng quả nhàu ăn với muối để giúp dễ tiêu, nhuận tràng, làm thuốc điều kinh, trị băng huyết, bạch đới, ho cảm, hen suyễn, đau gân, đái đường.
  • Nhàu ngâm đường: Ăn quả nhàu ngâm đường còn có tác dụng chữa bệnh đau nhức cơ. Người bị đau bao tử (hang vị) ăn quả nhàu ngâm đường không có gì hại cả vì quả nhàu có tác dụng nhuận tràng nhẹ và lâu dài, sẽ giúp bạn lợi đại tiện nên có lợi cho người bệnh.
  • Trà trái nhàu: Trà trái nhàu cũng là một cách dùng đơn giản mà cũng có hiệu quả như việc bạn dùng nước cốt nhàu hay nhàu ngâm đường. Bạn dùng pha trà là lấy nước uống hàng ngày.

Bài thuốc hay từ cây nhàu

Bài thuốc từ trái nhàu
Bài thuốc từ trái nhàu
  • Chữa nhức đầu kinh niên, đau nửa đầu: Rễ nhàu 24g, hạt muồng trâu 12g, cối xay 12g, rau má 12g, củ gấu (sao, tẩm) 8g. Đổ nửa lít nước, sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày, uống lúc thuốc còn nóng.
  • Chữa đau lưng, nhức mỏi, tê bại: Rễ nhàu chặt nhỏ phơi khô, sao vàng (chừng 1/2 kg), ngâm với 2 lít rượu 450 trong vòng nửa tháng, trước bữa ăn uống một ly nhỏ.
  • Chữa huyết áp cao: Rễ nhàu thái nhỏ phơi khô, mỗi lần 30 – 40g nấu đậm uống thay nước cả ngày. Sau một đợt uống từ 10 – 15 ngày, kiểm tra lại, nếu huyết áp giảm, bớt lượng rễ nhàu từ từ và uống liên tục trên 2 tháng, huyết áp sẽ ổn định.
  • Chữa lỵ, tiêu chảy, cảm sốt: Lá nhàu tươi 3-5 lá tươi rửa sạch nấu với nửa lít nước còn 200ml chia 2 lần uống/ngày. Uống liên tục 3-5 ngày.
  • Chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh, huyết áp cao: Rễ nhàu 24g, Thảo quyết minh (sao thơm) 12g, rau má 8g, Thổ phục linh 8g, vỏ bưởi 6g, gừng củ 3 lát. Đổ nửa lít nước, sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong một ngày (uống nóng).
  • Chữa rối loạn kinh nguyệt ở người cao huyết áp: Quả nhàu 20g, Ích mẫu 20g, Hương phụ (củ gấu) tẩm dấm sao 12g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
  • Chữa đau lưng, nhức mỏi chân tay: Quả nhàu già xắt lát mỏng 200g, ngâm với 2 lít rượu. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 20 – 30ml.
  • Chữa đau lưng do thận: Rễ nhàu 12g, rau ngót 8g, cối xay 8g, dây gùi 8g, ngó bần 8g, đậu săng 8g, tầm gửi cây dâu 8g, rễ ngà voi 8g, ngũ trảo 12g. Đổ nửa lít nước, sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong 1 ngày (uống nóng).
  • Chữa táo bón ở người cao huyết áp: Ăn quả nhàu với chút muối.
  • Chữa đau nhức do phong thấp: Rễ cây nhàu 20g, dây đau xương 20g, củ Khúc khắc (Thổ phục linh) 20g, rễ cỏ xước 20g, cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Trong dân gian thường lấy quả nhàu gần chín rửa sạch, để ráo, xắt lát, trộn theo tỷ lệ 1kg nhàu với 2 lạng đường cát, sau 15 ngày ép lấy nước uống dần, mỗi bữa ăn chừng hai ly nhỏ, có tác dụng: Bồi bổ sức khỏe, điều hòa huyết áp, tăng cường khả năng miễn dịch, phục hồi các tế bào bị thương tổn suy yếu, chống viêm nhiễm, giảm đau nhức mệt mỏi cơ thể…

Lá nhàu non nấu canh với lươn, thịt bò bồi bổ cho người vừa lành bệnh, người bị suy nhược cơ thể rất hiệu quả, nhanh hồi phục sức khỏe.

Mong rằng với những chia sẻ trên đây về vấn đề trái nhàu chữa bệnh gì sẽ cho các bạn thêm những thông tin chia sẻ cần thiết và hữu ích.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *