Theo khoa học thì giai đoạn dậy thì từ 10 đến 18 tuổi là thời điểm vàng quyết định vóc dáng, chất lượng hệ xương và số đo chiều cao của con người. Vậy nên, một chế độ dinh dưỡng khoa học, sinh hoạt điều độ, kết hợp các bài tập vận động hợp lý sẽ hỗ trợ tối đa cho sự phát triển tầm vóc cơ thể.
Tuy nhiên, không ai hay thể trạng, độ tuổi nào cũng có thể phát triển chiều cao tối đa nhất vì chế độ dinh dưỡng chưa được đáp ứng đủ nhu cầu tăng chiều cao vượt trội của cơ thể tuổi dậy thì. Trong đó, việc hấp thu được đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết xây dựng hệ xương là một trong những yếu tố quyết định tới sự phát triển tối đa của chiều cao.
Các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển chiều cao tối đa
Để có được số đo chiều cao lý tưởng thì ngay trong giai đoạn dậy thì, bạn cần phải chú trọng hơn đến chế độ dưỡng chất bổ sung để cơ thể có thể phát triển một cách mạnh mẽ nhất. Trong đó, các vitamin và khoáng chất quan trọng đối với việc phát triển chiều cao của con người dưới đây cần phải được chú trọng hơn cả.
– Canxi và vitamin D: Đây là 2 yếu tố chiếm gần như tuyệt đối (99%) là thành phần quan trọng nhất trong việc hình thành và phát triển hệ xương của cơ thể. Vitamin D đóng vai trò là một “protein gắn Calci” giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn vitamin này.
Để có chiều cao lý tưởng, thì việc bổ sung canxi và vitamin D là điều cần thiết. Tuy nhiên, bạn phải nhớ kỹ một điều rằng, không phải cứ bổ sung nhiều những dưỡng chất này là có thể có được chiều cao mong muốn mà quan trọng là việc bạn bổ sung hai loại dưỡng chất này phải thật hợp lý.
– Vitamin K2: Nhóm nghiên cứu về ung thư và dinh dưỡng cộng đồng châu Âu (European Prospective Investigation into Cancer and Nutrition, EPIC) đã chỉ ra những lợi ích sức khỏe tiềm năng của vitamin K2 cho xương, tim mạch, da, não, tuyến tiền liệt. Bên cạnh đó, Vitamin K2 (MK-7) giúp xương phát triển không những chắc khỏe, mà còn tăng chất lượng, tính đàn hồi của xương nhờ mối liên kết của các phân tử Collagen. Các thực phẩm giàu vitamin K2 được khuyên dùng là: natto, pho mát cứng, pho mát mềm, lòng đỏ trứng, bơ, gan gà, thịt bò…
– Chất xơ: Các chất vô cơ và hữu cơ tham gia vào quá trình phát triển và bảo vệ xương có muối khoáng (chiếm 70% trọng lượng xương khô).
– Các khoáng chất khác: Ca, Mg, K, Si, Boron, Kẽm, Đồng, Mn là các chất khoáng hữu cơ (chiếm 30% trọng lượng xương khô) như các phức hợp protein (glycoprotein, là những glucosaminoglycan gồm chondroitin sulfat và acid hyaluronic) kết hợp với protein để giúp xương phát triển một cách toàn diện nhất.
Các loại chất khoáng này làm cho xương cứng và dày đặc, nhưng collagen, các chất vô cơ, hữu cơ trong chất căn bản lại làm cho xương mềm dẻo, uyển chuyển, dễ uốn. Nếu không có sự mềm dẻo tốt, thì xương trở nên giòn và dễ gãy.